VĨNH PHÚC TRONG BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ)
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ
Loa, thiết lập chính quyền tự chủ. Năm 944, Ngô Quyền mất, triều đình
nhà Ngô ngày càng suy yếu, thổ hào tướng lĩnh nổi lên tiến đánh lẫn
nhau, chiếm cứ các địa phương, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Vùng đất Vĩnh
Phúc do thế lực của Nguyễn Khoan và Kiều Công Hãn chiếm đóng.
Đinh
Bộ Lĩnh (con trai Đinh Công Trứ, người động Hoa Lư) ban đầu theo giúp
Trần Lãm chiếm cứ vùng Kì Bố Hải Khẩu (Thái Bình), sau với thế lực ngày
càng mạnh, lần lượt đánh dẹp các sứ quân. Nguyễn Khoan, Kiều Công Hãn
lần lượt bị đánh bại, Kiều Công Hãn không giữ được thành Tam Đới (Yên
Lạc), dẫn tàn quân chạy về Giao Thủy, định hội binh cùng Ngô Nhật Khánh,
nhưng sau bị tiêu diệt ở Lũng Kiều (Nam Định).
Sau
khi chấm dứt tình trạng cát cứ, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đóng đô
Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đại Cồ Việt thời Đinh
đã có những bước phát triển vượt bậc, triều chính ngày càng quy củ, quân
đội hùng mạnh, bang giao với nhà Tống được củng cố.
Nhà Đinh chia cả nước làm 10 đạo, dưới đặt các giáp, xã. Năm 1002, nhà Tiền Lê bỏ đạo đổi thành lộ, phủ, châu.
Năm
979, Đinh Tiên Hoàng cùng với con trai trưởng Đinh Liễn bị ám hại, con
thứ là Đinh Toàn nối ngôi, nội bộ triều Đinh lục đục. Nhà Tống nhân cơ
hội này, sai Hầu Nhân Bảo chỉ huy hai đạo quân thuỷ bộ sang xâm lược. Đinh
Toàn khi đó mới 6 tuổi, không đương nổi việc nước, tướng lĩnh triều
đình lại chia rẽ. Trước tình thế đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng các
tướng sĩ, quan lại trong triều tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi,
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống.
Đầu
năm 980, quân Tống theo hai đường thủy bộ xâm phạm lãnh thổ Đại Cổ
Việt. Lê Hoàn đã trực tiếp chỉ huy quân đội, sau trận thuỷ chiến trên
sông Bạch Đằng và trận truy kích tại Tây Kết, quân Tống đại bại tháo
chạy về nước. Bản thân Hầu Nhận Bảo cùng nhiều tướng bị tiêu diệt. Với
thắng lợi này, nền độc lập và thống nhất của quốc gia Đại Cổ Việt được
củng cố vững chắc.
Để
củng cố chính quyền thống nhất, tăng cường kiểm soát các địa phương, Lê
Hoàn giao cho các con của mình cùng một số người người thân cận trấn
giữ các vùng trọng yếu. Năm 991, vùng đất Phong Châu được Lê Hoàn giao
cho người con thứ tư là Ngự Man vương Long Đĩnh cai quản. Năm 1000, Lê
Hoàn tiếp tục: "xuống chiếu đi đánh giặc ở châu Phong Châu là bọn Trịnh
Hàng, Trần Lệ, Đan Trường Ôn, bọn Hàng chạy vào vùng núi Tản Viên".
Năm 1005, Lê Hoàn qua đời, Thái tử Long Việt nối ngôi được 3 ngày thì
Long Đĩnh cướp ngôi. Long Đĩnh bị anh em chống lại kịch liệt Trung Quốc vương và Ngự Bắc vương chiếm cứ vùng Hải Dương. Ngự Nam
vương chiếm giữ đất Phong Châu, Long Đĩnh phải cất quân đánh dẹp mới
tạm yên. Những chính sách cai trị mất lòng dân và quan lại, sư tăng của
ông vua này báo hiệu một sự thay đổi lớn sắp diễn ra.