ĐÁNH BẠI CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MĨ
Trước
tình hình cấp bách đó, công tác phòng tránh, sơ tán các cơ sở sản xuất
kho tàng, bệnh viện, trường học được tiến hành khẩn trương. Đồng thời,
ngay từ năm 1965, Vĩnh Phúc đã tiếp nhận nhiều cơ quan, trường học, các
vụ, viện, đơn vị quân đội, kho tàng của Trung ương, quân đội thủ đô Hà
Nội sơ tán về địa phương. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân Vĩnh
Phúc vẫn giành đất đai, nhà cửa, phương tiện cho các cơ quan đơn vị sơ
tán đến sử dụng, ăn ở và làm việc. Quân dân Vĩnh Phúc giành ra nhiều
ngày công để đào mới, tu sửa hầm hào phòng tránh. Để kịp thời xử lí
những vấn đề phức tạp trong chiến tranh, nhân dân đã lập các đội cứu thương,
cứu hoả, đào bới sập hầm, tháo gỡ bom nổ chậm... Đến cuối năm 1967, có
3.200 đội được lập với hàng nghìn đội viên do dân quân đảm nhiệm. Vĩnh
Phúc cũng xây dựng kế hoạch phòng thủ ở 86 xã, 29 làng chiến đấu loại A,
124 làng loại B và 119 làng loại C. Tiêu biểu là hai cụm trọng điểm
làng chiến đấu Tiền Phong (Yên Lãng) và Phù Lỗ (Kim Anh).
Do
làm tốt công tác phòng tránh nên khi chiến sự xảy ra đã hạn chế được
tối đa tổn thất. Có nơi như Trung Giã, Phù Linh, Tiên Dược (Đa Phúc), Bồ
Sao (Vĩnh Tường) địch đánh phá rất ác liệt nhưng thương vong rất ít.
Sang năm 1967, tuy địch đánh phá thường xuyên hơn nhưng tỉ lệ thương
vong lại càng ít hơn do công tác phòng tránh được tăng cường và triệt để
hơn. Đây là thắng lợi có ý nghĩa rất lớn của nhân dân Vĩnh Phúc trong
công tác phòng tránh và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
Để
phục vụ chiến đấu, ngành giao thông vận tải đã khẩn trương xây dựng
nhiều công trình cầu, cống, làm đường vừa phục vụ dân sinh, vừa phục vụ
sản xuất, vừa chiến đấu. Trong 6 tháng đầu năm 1966, nhân dân Vĩnh Phúc
đã khắc phục khó khăn hoàn thành thi công các cung đường Phúc Yên - Đại
Độ, Phù Lễ - Đò Lo, Hội Thịnh - Sơn Tây. Đồng thời, thi công tiếp các
cung đường Minh Tân - Tứ Trưng, Quất Lưu - Chi Chỉ và đào đắp nâng cấp
hàng trăm km đường, xây 9 cống, bắc 10 cầu nhỏ, góp phần tạo nên mạng
lưới giao thông thuận lợi trong tỉnh. Ngoài ra, nhân dân Vĩnh Phúc đã bỏ
ra 6,5 triệu ngày công đào đắp 8 triệu m3 đất đá, làm mới 237 km đường
liên thông, liên xã và 3.970 km đường ra đồng, sửa chữa nền mặt đường
495 km và làm, sửa 57 cầu, 835 cống lớn nhỏ. Nhờ có sự cố gắng nỗ lực
của nhân dân, giao thông Vĩnh Phúc đã hoàn thiện nhiều tuyến đường và
sửa chữa kịp thời những nơi bị địch đánh hỏng, đảm bảo giao thông không
bị ách tắc.
Ngoài
việc đảm bảo giao thông, lực lượng phục vụ chiến đấu cũng được tăng
cường. Nhân dân huyện Kim Anh, Đa Phúc, Bình Xuyên, Yên Lãng đã lập 30
đại đội dân quân gồm 3.650 người để sẵn sàng chi viện cho bộ đội đào đắp
trận địa pháo, tên lửa, sửa đường và khắc phục khẩn trương sân bay Nội
Bài khi bị trúng bom. Ngoài ra, nhân dân trong huyện còn lập 30 trung
đội gồm 1.250 du kích sẵn sàng lên đường chi viện cho bộ đội phòng không
chiến đấu khi có lệnh.
Lực
lượng dân quân du kích và tự vệ tỉnh được huấn luyện về chính trị và
quân sự theo chương trình và kế hoạch của Quân khu. Với nhiều việc làm
thiết thực và cụ thể, lực lượng dân quân du kích và tự vệ tỉnh đã từng
bước nâng cao chất lượng chính trị, kĩ thuật, chiến thuật chiến đấu
giành nhiều chiến công oanh liệt. Công tác xây dựng lực lượng bộ đội địa
phương cũng được chú trọng đúng mức. Tháng 5/1965, 1 đại đội bộ đội địa
phương và đại đội công binh được xây dựng. Bộ đội địa phương tuy ít
nhưng có tác dụng dìu dắt dân quân tự vệ ở các địa phương và sẵn sàng
chiến đấu.
Về
chiến đấu, cho đến năm 1966, địch đã sử dụng 154 lượt máy bay các loại,
xâm phạm 100 lần không phận tỉnh Vĩnh Phúc. Tính chất hoạt động của
chúng là vừa trinh sát thăm dò lực lượng ta, vừa điên cuồng bắn phá một
số mục tiêu quan trọng trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 22/4/1966 cho đến hết
năm 1966, địch đánh phá gần 30 lần vào nhiều khu dân cư, cơ sở kinh tế:
Trung Giã, Phù Linh (Đa Phúc), Bồ Sao (Vĩnh Tường)…Đặc biệt ngày
8/12/1966, địch thả 13 thùng bom bi xuống khu dân cư thị xã Vĩnh Yên và 2
xã Định Trung, Thanh Vân.
Sang
năm 1967, máy bay Mĩ bắn phá 180 lần vào 464 điểm trong phạm vi 93 xã
với 36.000 quả bom phá, bom bi, tên lửa... So với năm 1966, số điểm và
số lần địch đánh phá tăng gấp 6 lần. Mục tiêu chủ yếu địch tập trung
đánh là nhà ga, cầu, đường sắt và các trận địa, kho tàng như: Đa Phúc,
Kim Anh, Bắc Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Có những nơi chúng đánh phá dã man
nhiều lần như Trung Giã (36 lần), cầu Thịnh Kỉ (8 lần), ga Hướng Lại, xã
Việt Xuân và Bồ Sao (4 lần)…Đã có sự chuẩn bị từ trước, đồng thời trước
sự đánh phá điên cuồng của đế quốc Mĩ, nhân dân Vĩnh Phúc anh dũng đứng
lên quyết tâm đánh tan quân xâm lược. Quân dân Vĩnh Phúc phối hợp cùng
bộ đội chủ lực, ngay trong trận đầu ngày 22/6/1966,
đã lập chiến công oanh liệt, bắn rơi 2 máy bay F.105 của giặc Mĩ ngay
khi chúng chưa kịp gây tội ác. Phát huy khí thế chiến thắng, ngày 29,
30/6/1966, quân dân Vĩnh Phúc lại bắn rơi 1 máy bay Mĩ. Tính đến cuối
năm 1966, quân dân Vĩnh Phúc đã bắn rơi tổng cộng 11 máy bay Mĩ.
Năm
1967, do tính chất hoạt động của địch ngày càng xảo quyệt hơn, mức độ
đánh phá tăng cường hơn nên quân dân Vĩnh Phúc triển khai các phương án
mới tổ chức trực chiến của dân quân, bố trí lực lượng cơ động phục kích
máy bay địch, tập huấn kĩ thuật bắn máy bay tầm thấp bằng súng bộ
binh…Trong những ngày này, hàng vạn thanh niên nam nữ, dân quân du kính
và tự vệ được huy động để kiến tạo các trận địa bắn máy bay Mĩ. Trong
năm 1967, lực lượng dân quân tự vệ Vĩnh Phúc đã độc lập tác chiến 150
trận lớn nhỏ, nhiều trận phối hợp với bộ đội phòng không. Quân dân Vĩnh
Phúc đã bắn rơi 229 máy bay Mĩ trong năm 1967, bắt sống một số giặc lái
Mĩ.
Như vậy, từ ngày 22/4/1966 đến hết năm 1967, chỉ
trong gần 2 năm trực diện chiến đấu chống máy bay địch, quân dân Vĩnh
Phúc đã bắn hạ 40 chiếc máy bay đủ loại của Mĩ. Đó là chiến thắng vẻ
vang, góp phần cùng quân dân miền Bắc hạ uy thế của không lực Hoa Kì,
bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sản xuất giỏi, trong phục vụ chiến đấu, quân dân Vĩnh Phúc cũng thu được những thành tích vẻ vang. Ngày 7/11/1965,
đế quốc Mĩ bắn phá trạm Rađa Tam Đảo, mở đầu cho cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ trên địa bàn tỉnh. Kể từ đó, địch
liên tiếp cho hàng trăm lượt chiếc máy bay xâm phạm bầu trời Vĩnh Phúc.