Chọn cỡ chữ
A
a
In trang
Lan tỏa phong trào trồng cây, gây rừng. Hướng tới mục tiêu giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng ở mức 25%, những năm qua, tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, đẩy mạnh thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Chính phủ. Qua đó, không chỉ góp phần nâng độ che phủ rừng, hạn chế tình trạng xói mòn đất, nâng cao chất lượng môi trường sống mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Phúc Yên tuyên truyền, phổ biến đến các chủ rừng về cách chọn loại cây trồng phù hợpThành phố Phúc Yên là địa bàn có diện tích rừng lớn thứ 2 của tỉnh với tổng diện tích hơn 4.571 ha; trong đó, diện tích rừng đặc dụng hơn 618 ha; rừng phòng hộ hơn 1.220 ha; rừng sản xuất gần 2.733 ha. Xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, thành phố Phúc Yên đã tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng, UBND các xã, phường có rừng thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng; quảng bá hình ảnh, tiềm năng về cảnh quan, tài nguyên rừng nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư và nâng cao nhận thức của Nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn người dân, các hộ trồng rừng chuẩn bị đầy đủ về vật tư phân bón, nhân lực, chất lượng cây giống lâm nghiệp và các biện pháp chăm sóc, phòng cháy, bảo vệ rừng sau khi trồng. Nhờ đó, diện tích rừng hiện có được quản lý và bảo vệ tốt; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định ở mức 33,31%. Năm 2024, thành phố trồng được 135 ha rừng tập trung, đạt 104 % kế hoạch; 127.000 cây phân tán, đạt 104% kế hoạch.Thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”, hằng năm, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đều tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, của việc trồng cây, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai; ; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, bố trí kinh phí phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng theo quy định; phát động các phong trào thi đua như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”, “Màu xanh cho tương lai” và “Đường hoa, vườn hoa công cộng” tại địa phương.Với sự quyết tâm của hệ thống chính trị, sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, phong trào trồng cây, trồng rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt gần 37.000 ha, trong đó, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chiếm gần 20.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định ở mức 25%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh trồng được hơn 2.700 ha rừng và 3,3 triệu cây phân tán, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Trung bình mỗi năm, tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên từ 170 - 200 ha rừng nhằm nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Đáng chú ý, phong trào trồng cây, gây rừng trên địa bàn tỉnh còn thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, ủng hộ kinh phí như: Công ty Honda Việt Nam tổ chức trồng 8.000 cây phân tán trên địa bàn huyện Tam Đảo; Công ty Điện lực Vĩnh Phúc tài trợ 500 triệu đồng trồng hơn 1.000 cây phân tán tại các trường học trên địa bàn 2 huyện Lập Thạch và Sông Lô; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô (Hà Nội) tài trợ 500 triệu đồng trồng 1.000 cây xanh tại các trường học trên địa bàn huyện Vĩnh Tường; Công ty TNHH Quảng cáo truyền thông Tấm và Cám tài trợ 700 triệu đồng trồng 1.000 cây xanh tại Khu danh thắng Tây Thiên…Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu trồng gần 740.000 ây phân tán, 600 ha rừng tập trung, giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng ở mức 25% theo chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung rà soát, bố trí quỹ đất phù hợp để trồng cây xanh, căn cứ vào các tiêu chí về đô thị, nông thôn mới xây dựng kế hoạch trồng cây xanh với mật độ bảo đảm theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đánh giá, nghiệm thu các phong trào trồng cây, trồng rừng, công tác phát triển rừng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực thu hút nguồn lực xã hội hóa triển khai hiệu quả phong trào trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng tại các địa phương. Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các ngành, địa phương tập trung rà soát diện tích rừng, phân định ranh giới rõ ràng, trồng rừng phù hợp với quy hoạch của tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân lựa chọn loài cây trồng có giá trị nhiều mặt, phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa phương; sử dụng các giống cây được sản xuất từ công nghệ tiên tiến như mô, hom; ưu tiên trồng cây bản địa lâu năm, cây gỗ lớn, cây đa mục đích tạo cảnh quan, môi trường gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương; hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân, đơn vị, doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng rừng, chế biến lâm sản giúp tiết kiệm tài nguyên, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm lâm nghiệp; huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.Phùng Hải