Năm
1873, mượn cớ triều đình Huế giả cho thủy quân đánh hải tặc ở Vịnh Bắc
bộ hòng đánh vào tàu chiến Pháp, Thiếu tá Hải quân Dupre` lúc đó đang ở trong Nam
vốn đã có ý dòm ngó Bắc Kì bèn cho Đại úy Francis Gamier mang quân ra
đánh chiếm Hà Nội. Năm sau, 1874, một hiệp ước giữa triều đình Huế và
thực dân Pháp được kí kết. Pháp rút khỏi Hà Nội và đền bù một số vũ khí
nhưng triều đình Huế phải nhượng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
Tuy
nhiên, dã tâm xâm lược Bắc Kì của thực dân Pháp không hề thay đổi. Vì
vậy, ngay sau khi cục diện chính trường Pháp - Phổ được ổn định, năm
1882, vừa được bổ sung lực lượng, vũ khí, thực dân Pháp đã tổ chức tấn
công ra Bắc Kì, đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Chiếm Hà Nội xong, thực
dân Pháp tiến hành tổ chức bộ máy hành chính để quản lí lâu dài. Tiếp
đó, chúng tiếp tục mở rộng phạm vi chiếm đóng ra cấp tỉnh đồng bằng châu
thổ sông Hồng: Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh. . . miền Bắc từng bước rơi vào tay thực dân Pháp.
Tuy nhiên, ngay từ khi thực dân Pháp đem quân ra Bắc lần thứ nhất, một
phong trào đấu tranh chống Pháp đã lan rộng khắp các tỉnh miền Bắc, bất
chấp những phủ dụ ngăn cấm của triều đình phong kiến. Nhân dân Vĩnh Phúc
cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc đấu tranh này. |