(VietNamNet) - Mặc dù cho rằng "chưa có tiền lệ Thủ tướng trả lời chất vấn trước QH", nhưng Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định, ông "sẵn sàng" đăng đàn để trả lời chất vấn của các đại biểu QH. Thủ tướng nói: Tôi rất trân trọng ý kiến chất vấn của các đại biểu QH và cử tri... | Thủ tướng Phan Văn Khải. |
Về sáng kiến thành lập một cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng, Thủ tướng cho biết: Nhiều ý kiến cho rằng, bản thân Chính phủ và Thủ tướng phải trực tiếp chỉ đạo chống tham nhũng, do đó không cần phải lập riêng một cơ quan chống tham nhũng. Nhưng nay, Chính phủ thấy rất cần phân công thêm một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham gia điều hành, chỉ đạo chống tham nhũng. Theo Thủ tướng, hiện Chính phủ đã lập một bộ phận nghiên cứu sâu về xây dựng đề án thành lập cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng. Cơ quan này gắn việc thực hiện Luật QH, nâng pháp lệnh chống tham nhũng thành Luật chống tham nhũng. Thủ tướng đề nghị các đại biểu dựa trên những vụ việc đã xét xử để giải thích cho cử tri yên tâm, tin tưởng vào thái độ nghiêm minh của Đảng và Nhà nước đối với các vụ tham nhũng. "Là người đứng đầu Chính phủ, tôi nhận rõ trách nhiệm của mình và rất coi trọng tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm đối với từng trường hợp để làm tốt hơn nữa công tác lựa chọn, bồi dưỡng, kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật cán bộ" - Thủ tướng nói. Chủ tịch QH: "Tôi yêu Bộ trưởng Tuyển" | Kỳ chất vấn lần này vẫn còn tình trạng ĐB nêu câu hỏi với hàm ý trách nhiệm Bộ trưởng, nhưng khi trả lời thì các Bộ trưởng ít khi nói thẳng vào trách nhiệm của mình mà vòng vo sang trách nhiệm của vụ này, cục kia, không như Bộ trưởng Tuyển hôm qua. Phải nói là tôi yêu Bộ trưởng Tuyển. Nếu QH bỏ phiếu tín nhiệm thì Bộ trưởng Tuyển sẽ được thêm phiếu tín nhiệm chứ không phải là bớt đi... QH đã làm việc với không khí thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc nhưng vẫn có ĐB thương Bộ trưởng quá nên gợi ý cho Bộ trưởng trả lời, cũng có Bộ trưởng lại gợi ý ngược lại khi trả lời chất vấn: sao ĐB không hỏi tôi vấn đề này... | "Thái độ của lãnh đạo, Đảng Nhà nước đối với người sai phạm và bao che sai phạm, bất kỷ cương vị nào, đều xử lý nghiêm minh theo pháp luật và công khai trước dân. Tất nhiên, những vụ điều tra đó cần phải được suy xét kỹ càng, thận trọng" - Thủ tướng kiên quyết.Trước khi kết thúc giải trình, Thủ tướng nhấn mạnh đến công tác xã hội hoá giáo dục: "Cho rằng xã hội hoá với biện pháp thu phí của người hưởng dịch vụ là nhằm giảm nhẹ đầu tư của Nhà nước và sẽ thiệt cho người nghèo. Suy nghĩ đó không đúng với chủ trương của chúng ta" . Vì theo ông, với chính sách nhất quán về phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, Nhà nước không ngừng tăng đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ công, song thay vì dùng số tiền đó trợ cấp đồng đều cho mọi người hưởng dịch vụ, thì nay tập trung trợ giúp đúng địa chỉ. Lần đầu tiên Thủ tướng đứng ra trả lời chất vấn trước QH, các đại biểu QH đã "tranh thủ" thông qua chất vấn để gửi những kiến nghị bức xúc bấy lâu của mình và cử tri lên Thủ tướng. ******** Là người "mở hàng" chất vấn Thủ tướng, ĐB Nguyễn Lân Dũng "dè dặt" nêu lên 3 kiến nghị: | ĐB Nguyễn Lân Dũng. |
1. Nhân dân và đại biểu QH chúng tôi rất nóng lòng nghe ý kiến của Thủ tướng. Bằng quyền năng của mình, xin Thủ tướng có thể tạm đình chỉ công tác của một cán bộ nào đó có dư luận là sai phạm nghiêm trọng không? Mặc dù có thể chưa có điều tra cụ thể, nhưng việc đình chỉ này sẽ làm an lòng dân? 2. Nạn phong bì, hối lộ trong những năm gần đây đã diễn ra một cách phổ biến nhưng xem ra chưa có cách "triệt tiêu" nó. Vậy sắp đến Têt nguyên đán, Thủ tướng có thể ra lệnh: "Trong dịp Tết, lãnh đạo các cấp nên nghỉ ngơi, không nên tiếp cán bộ cấp dưới tại nhà riêng"? 3. Giáo dục không thể tách rời nghiên cứu khoa học. Vậy Thủ tướng có thể quyết định 1 việc sát nhập cơ quan nghiên cứu khoa học vào các trường ĐHQG để hoạt động tốt hơn? Xin được chất vấn 5 phút vì "Thủ tướng là người to nhất mà tôi từng được chất vấn", ĐB Đỗ Trọng Ngoạn bắt đầu bằng một nhận xét: "Thưa Thủ tướng, thành tích nói mãi rồi cũng không thêm được thành tích, điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra yếu kém". ĐB Ngoạn xin được chất vấn về những vấn đề ông đang "nung nấu": Kế hoạch quy hoạch cụ thể và tổng thể của ta chưa ăn khớp, nhiều cử tri cho rằng, việc đầu tư cho nông nghiệp và nông dân đang chững lại, đời sống nông thôn còn thấp, trong khi đó đầu tư cho đô thị lại ngày càng mạnh hơn. Theo tôi đề nghị tập trung quy hoạch phát triển đất đai, Chính phủ cần quy hoạch để thu hồi đất sai phạm để phát triển nông nghiệp?". Ngoài ra, theo ông Ngoạn, việc vừa qua một loạt DN đổ bể một phần còn do lỗi của Bộ ngành quản lý, Bộ trưởng, Chính phủ và Thủ tướng. Vì vậy, ĐB này cho rằng, Thủ tướng và Chính phủ phải có trách nhiệm cùng khắc phục với DN. Những tiêu cực, bê bối thất thoát xây dựng cơ bản, nạn hành dân, tham nhũng không giảm là nội dung ĐB Ngoạn yêu cầu Thủ tướng giải trình. ĐB Nguyễn Thị Kim Thoa: Tiền lương của cán bộ công chức quá thấp, trong khi công chức lại được giao quyền to, trọng trách to. Với mức lượng như vậy, khi cán bộ công chức điều hành dự án lớn rất dễ dàng dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu dân để vòi phong bì. Mọi người rất kỳ vọng vào dự án tiền lương, coi như một công cụ chấm dứt nhũng nhiễu và kinh tế phong bì. Tại kỳ họp QH, dự án cải cách tiền lương đã được đưa ra thảo luận sôi nổi nhiều lần nhưng các đại biểu chưa hài lòng và chưa thông qua. Vậy mà gần đây, chúng tôi thấy Chính phủ đã bắt đầu triển khai đề án cải cách cơ bản tiền lương. Xin hỏi Thủ tướng, liệu đề án này có đáp ứng mong đợi của nhân dân và vì sao đề án chưa được QH thông qua mà Chính phủ đã triển khai? | ĐB Dương Trung Quốc: Thủ tướng có trách nhiệm thế nào trước việc "bộ máy công quyền hư hỏng"? |
Đại biểu Đồng Nai, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: 'Trong văn bản của mình, Thủ tướng còn thiếu một câu: " Nhận sai sót của mình trước những sai phạm của Chính phủ và các Bộ trưởng". Ông tiếp tục chất vấn: Dư luận xã hội và cử tri quan tâm đến phát biểu đầy bức xúc, trăn trở gần đây của Thủ tướng là: "Bộ máy công quyền hư hỏng". Vậy, trách nhiệm Thủ tướng để đâu khi để bộ máy công quyền hư hỏng như vậy?" Ngoài ra, qua nghiên cứu thấy trong lịch sử Chính phủ có thực tế, các Thủ tướng dường như không thực toàn quyền để cách chức bộ máy nhân sự. Phải chăng điều này dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe. Thủ tướng đã có những giải pháp gì để khắc phục căn bản tình trạng trên? Thủ tướng có nghĩ đến phương án, thể chế nào làm cho bộ máy nhân sự của mình năng động hơn? ĐB Lê Quang Bình: Thời gian qua Chính phủ làm rất nhiều việc nhưng cũng còn tồn động những vấn đề mà nhân dân không hài lòng. Đó là thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, chất lượng giáo dục thấp, giá cả tăng. Thế nhưng đi vào cụ thể thì không biết quy trách nhiệm cho ai. Với tư cách là người đứng đầu, trách nhiệm của Thủ tướng như thế nào? Tôi đồng ý với anh Quốc: Thủ tướng cũng phải thấy rõ trách nhiệm của mình như Bộ trưởng Trương Đình Tuyển trả lời hôm qua. Tôi cũng đã nghe Thủ tướng phát biểu tại nhiều Hội nghị địa phương về tình trạng "Trên nói dưới không nghe" nhưng không thấy Thủ tướng làm gì. Mà lẽ ra theo Luật Hội đồng Nhân dân thì Thủ tướng có quyền cách chức lãnh đạo địa phương nhưng tại sao Thủ tướng không cách chức ai cả. ĐB An Giang, ông Nguyễn Ngọc Trân cũng vẫn trăn trở về tình trạng trên nói dưới không nghe. Có lãnh đạo địa phương nói: "Muốn thay một giám đốc Sở thì mới nghe nói họ đã chạy thay mình rồi". Vậy nếu được quyền thì Thủ tướng có e ngại khi thay một người dưới quyền mình không. Cũng theo ông Trân, về việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu thì đã có nghị quyết của Bộ Chính trị từ lâu rồi nhưng vì chúng ta không thực hiện một cách nghiêm túc nên tình hình tham nhũng càng ngày càng xảy ra nghiêm trọng hơn. Và ông chất vấn Thủ tướng: "Thủ tướng có nói muốn thành lập cơ quan chống tham nhũng. Vậy theo Thủ tướng thì thành lập cơ quan này thì có chống được tham nhũng không?". Địa phương nào không nghe Chính phủ, tôi xử lý ngay! | Thủ tướng: "Nếu các đồng chí phát hiện ra địa phương nào không tuân lệnh Chính phủ hãy báo tôi, tôi sẽ kỷ luật ngay! " |
Đi vào trả lời chất vấn của các đại biểu QH, Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định: "Các đồng chí phải thấy một điều là xuất phát điểm của chúng ta thấp nên trong thời gian qua chúng ta làm như vậy là tốt rồi". Về đề xuất chỉ định thầu của ĐB Lê Doãn Hợp, Thủ tướng không đồng ý. "Tôi nhớ hồi còn làm ở Bộ KH - ĐT, người ta làm dự toán bao giờ cũng cao hơn thực tế. Vì thế suy nghĩ mãi ta mới ra được đấu thầu. Có sai sót thì chúng ta điều chỉnh. Việc này sẽ có Pháp lệnh điều chỉnh. Còn các đồng chí, ai muốn chỉ định thầu phải xin ý kiến và có dự toán với những công trình cần thiết" - Thủ tướng nói. Thủ tướng cũng phân tích: "Đổi đất lấy công trình thì chúng ta thua thiệt, nhưng đấu thầu giá thì đem lại nguồn lợi cho cái chung. Cái gì cũng qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm thì sẽ tìm ra cách có lợi cho dân, cho đất nước". Về sự yếu kém của bộ máy, tôi cũng đã nói nhiều lần. Yếu kém có ở bộ máy chính trị nữa chứ không riêng chỉ bộ máy hành chính. Nhưng thời gian qua, chúng ta làm được nhiều việc chứ không phải không làm được. Ở nhiều địa phương trước kia có tình trạng Thủ tướng nói không nghe, còn bây giờ thì đỡ rồi. Nếu các đồng chí phát hiện, điện cho tôi, tôi xử lý liền. Tôi đã từng gọi điện cho Chủ tịch tỉnh: "Không giữ được rừng, để lâm tặc phá, tôi cách chức". Báo chí nêu đúng, tôi chỉ đạo xử lý ngay. Nếu các đồng chí phát hiện ra địa phương nào không tuân lệnh Chính phủ hãy báo tôi, tôi sẽ kỷ luật ngay! "Báo chí là nguồn tin quan trọng chống tiêu cực" Năm ngoái, qua báo chí, tôi xử lý 140 vụ việc. Báo chí là nguồn quan trọng trong việc góp phần chống tiêu cực. Không có vụ việc nào mà ở dưới báo cáo lên là vi phạm pháp luật mà lại không xử lý. Không có vụ nào mà lại e ngại, nếu thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật, tôi đề nghị chuyển qua Bộ công an điều tra, chứng cớ rõ ràng thì khởi tố.... Sắp tới sẽ làm nghiêm hơn. Các đồng chí phải thanh tra, kiểm tra chặt chẽ ngay trong cơ quan của mình. Kinh nghiệm của các nước là phải xây trước, xây là làm thế nào để người muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được. Thủ tướng và Chính phủ không thể dung túng cho tham nhũng, tham ô. Chúng ta rất hiểu nguy cơ tham nhũng đến sự phát triển của đất nước, nếu chúng ta không làm được cái này, tài sản của quốc gia sẽ biến thành tài sản cá nhân. Có nhiều tiền người ta còn mua bán làm hỏng bộ máy. "Hư hỏng không có nghĩa không phát triển" Chủ tịch QH Nguyễn Văn An | Điểm nổi bật của kỳ họp QH lần này là Thủ tướng tham gia chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp đối với các ĐB QH. Sự kiện này đã được báo chí đăng tải rầm rộ và được cử tri cả nước đánh giá rất cao. Đây là một việc làm bình thường và đúng luật, qua đó tăng thêm gắn bó hữu cơ giữa Chính phủ, Thủ tướng và QH và cử tri cả nước. Rất mong những kỳ sau, Thủ tướng bố trí thời gian tham gia sinh hoạt chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp QH | Đúng là tôi có nói "bộ máy công quyền của chúng ta hư hỏng". Nhưng chúng ta không thể nói bộ máy của chúng ta hư hỏng thì không thể phát triển được như thế. Quốc tế cũng đã ghi nhận nỗ lực của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới. Ai hư hỏng, chúng ta sẽ thải ra khỏi bộ máy. Chúng ta phải nhìn thấy được cái được căn bản trong 16 -17 năm đổi mới từ đó thúc đẩy chúng ta đi lên.Một dân tộc đi lên là một dân tộc có ý chí mãnh liệt. Ý chí dân tộc bây giờ là phải vượt qua một nước nghèo, một nước kém phát triển. Tham nhũng, tiêu cực có tồn tại trong bộ máy của chúng ta, chúng ta kiên quyết, loại bỏ nhưng không nên ngồi than thở mà phải hun đúc ý chí vượt qua yếu kém, khích lệ các nhân tố tích cực. Hết những vụ việc tiêu cực tại Bộ Nông nghiệp rồi qua Bộ thương mại, tôi rất buồn. Nhưng chúng ta phải xử lý vấn đề này. Các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi cũng đồng ý với ý kiến anh Tuyển hôm qua, các bộ phận dễ xảy ra tiêu cực thì nên giám sát chặt chẽ hơn. Vì vậy mong giám sát của QH có hiệu lực hơn. Kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng đề cập đến thắc mắc của ĐB Nguyễn Thị Kim Thoa về việc "Vì sao QH chưa thông qua đề án cải cách tiền lương mà phía Chính phủ đã cho thực hiện", Thủ tướng nói: Đề án cải cách tiền lương đã xin phép QH cho thực hiện, nhưng lương vẫn thấp bởi chúng ta nghèo quá! "Chạy mãi mới có được 7.000 tỷ cho quỹ lương!". Thủ tướng cũng cho rằng: "Lương cao không phải là vấn đề căn bản chống được tham nhũng. Nhiều người giàu mà vẫn tham nhũng đấy!". Thủ tướng cũng bày tỏ phấn khởi trước việc QH dành thì giờ nghe báo cáo, thảo luận chuyên đề và ra Nghị quyết về giáo dục. Thủ tướng cho rằng, trong khi xúc tiến việc xây dựng đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo phương hướng Nghị quyết của QH, điều quan trọng và cấp bách là ngay trong năm 2005, cần tạo được chuyển biến rõ rệt trong việc khắc phục một số mặt yếu kém, sai hỏng đi ngược hẳn với bản chất chế độ ta, với bản chất cao thượng của sự nghiệp giáo dục, khiến cho nhân dân rất bất bình, đang ráo riết đòi sửa đổi. Đó là những đòi hỏi bức thiết về việc cần tích cực cải tiến công tác thi cử cả về nội dung lẫn phương pháp; chấm dứt việc học sinh phải nộp tiền học thêm chính thầy, cô giáo của lớp mình; tuyên chiến với bệnh thành tích, gian dối về kết quả thi đua. "Việc thực hiện những điều này không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà phải có sự đồng tình, hợp sức của toàn dân, toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị" - Thủ tướng nhấn mạnh. VietNamNet 2-12-2004 |