Thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, nằm ngay trên đường quốc
lộ 2A. Nghề gốm ở đây có từ lâu đời. Tương truyền, sau khi
đánh bại Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, triều đình Lê – Trịnh đã
phái quan Nội Hầu Trịnh Xuân Biền về phủ dụ dân chúng. Thấy
xóm làng xơ xác tiêu điều, dân chúng phiêu bạt, những người
hồi cư không kế sinh nhai, ông Trịnh Xuân Biền đã giúp dân
phục hồi sản xuất nông nghiệp và đem người đến dạy dân làm
nghề cang chĩnh. Cuộc sống đi vào ổn định và khấm khá dần. Khi
ông qua đời, dân làng thương tiếc, lập miếu thờ, tôn ông làm
sư tổ nghề gốm.
Làng gốm Hương Canh chuyên làm vại, chĩnh, chậu, lọ, tiểu
sành. Gốm Hương canh xưa nay rất được ưa chuộng. Người ta bảo
nhau “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh”. Gốm Hương Canh chống được
nước thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị
nguyên chất của những thứ đựng bên trong.
Gốm Hương canh từng đi vào thơ Tố Hữu
“Ai về mua
vại Hương Canh
Ai lên mình
gửi cho anh với nàng”
Nếu như du khách tới đây vào những dịp đầu xuân, du khách còn
được thưởng thức một số lễ hội cổ truyền đặc sắc ở đây vẫn
được bảo tồn nguyên vẹn, đông vui tấp nập mỗi độ Xuân về như
Kéo Song, Đố chữ…