|
Thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm
chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Vĩnh Phúc đã có nhiều biện
pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền;...
|
Thực
hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Vĩnh Phúc đã có nhiều biện pháp
nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền; chỉ đạo các cấp, ngành liên quan
nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông. Do vậy, tình hình trật tự an toàn
giao thông trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp
hành luật an toàn giao thông của người dân cũng đã được nâng lên, góp
phần tích cực giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Theo
thống kê từ Ban An toàn giao thông tỉnh, năm 2006 – thời điểm trước khi
có Nghị quyết 32 của Chính phủ, toàn tỉnh xảy ra 103 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 105 người và 72 người bị thương. Từ năm 2007, với sự vào
cuộc của tất cả các cấp, các ngành, tình hình trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2007,
toàn tỉnh xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100 người và bị
thương 45 người, con số này đã giảm so với năm trước. Năm 2010, toàn
tỉnh xảy ra 73 vụ tai nạn giao thông, làm chết 88 người, giảm 63 vụ và
17 người chết so với năm 2007. 5 tháng đầu năm 2011, số vụ tai nạn giao
thong thuyên giảm còn 35 vụ, làm thương vong 52 người. Nguyên nhân gây
tai nạn chủ yếu do vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, tránh vượt sai quy
định, không giữ khoảng cách an toàn, không chú ý quan sát, đi vào đường
ngược chiều…
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Hoan, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết: “Ban An toàn giao thông tỉnh đặt mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông theo từng tháng và có báo cáo thường xuyên, đồng thời, thiết lập “đường dây nóng” để kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tai nạn giao thông và tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; từ đó, có những biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.”
Cũng
theo đánh giá của Ban An toàn giao thông tỉnh, từ khi triển khai thực
hiện Nghị quyết 32, công tác tuyên truyền có nhiều chuyển biến tích cực
cả chiều sâu và bề rộng, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn
thể. Nội dung và hình thức tuyên truyền ngày càng phong phú hơn thông
qua các chương trình tập huấn, các cuộc thi về an toàn giao thông trong
học sinh, công nhân, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… 180.000 tờ rơi, 3.000
cuốn Luật Giao thông đường bộ, 10.000 tờ áp phích tuyên truyền về an
toàn giao thông và văn hóa khi tham gia giao thông, 5.000 cuốn sách một
số quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đã được cấp
phát đến các thôn làng, khu phố, trường học trên địa bàn. Từ năm
2007-2010, lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh đã tạm giữ gần 6.000 bộ
giấy tờ; xử phạt hơn 200.000 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ,
đường thủy và đường sắt. Các “điểm đen” về tai nạn giao thông dần được
hạn chế.
Công
an tỉnh phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu cho HĐND,
UBND tỉnh ban hành Nghị quyết, Quyết định huy động hàng nghìn lượt quần
chúng tự nguyện tham gia gìn giữ trật tự an toàn giao thông tại 57 điểm
gồm các chốt đèn tín hiệu giao thông, chợ cóc, các ngã ba, ngã tư, các
tụ điểm phức tạp. Trong 4 năm, lực
lượng quần chúng được huy động phối hợp với lực lượng cảnh sát giao
thông đã tạm giữ, xử lý trên 6.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn
giao thông, trong đó tập trung ở
các lỗi như không chấp hành tín hiệu đèn chỉ huy giao thông; phương
tiện dừng, đỗ sai qui định; vi phạm làn đường; vi phạm vạch kẻ đường;
lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây cản trở giao thông... Ngoài ra, lực
lượng này đã chủ động tham gia bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn, va
chạm giao thông; nhắc nhở, hướng dẫn và tuyên truyền trực tiếp cho người
tham gia giao thông chấp hành nghiêm luật giao thông, góp phần gìn giữ
trật tự an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Hồng Yến