Một năm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”

09:29 23/05/2005

MỘT NĂM CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”

       au hơn 1 năm triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” ở 17/23 sở, ban, ngành, đạt 74% số sở ngành của tỉnh (toàn quốc đạt 42,63%); 9/9 UBND huyện, thị xã, đạt 100% (ở cấp huyện cả nước đạt 96,2%), ở cấp xã 135/152 xã, phường, thị trấn đạt 88,8% (toàn quốc đạt 42,63%). Đối với cấp tỉnh, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, thực hiện ở 43 lĩnh vực (thẩm định dự án đầu tư, thẩm định và cấp giấy phép các dự án FDI&DDI, cấp đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chính sách người có công và nhiều lĩnh vực khác), cấp huyện thực hiện trên 6 lĩnh vực (xây dựng, địa chính, đăng ký kinh doanh, tư pháp, thương binh xã hội và văn hoá thông tin); cấp xã trên 4 lĩnh vực (địa chính, xây dựng, hộ tịch hộ khẩu và chứng thực). Qua thực tế triển khai áp dụng cơ chế “một cửa” ở nhiều lĩnh vực đã rút ngắn từ 1/3 đến một nửa thời gian so với trước đây (đặc biệt là lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước đây trung bình 2 tháng, nay giảm xuống còn 20 ngày; thẩm định và cấp phép đầu tư trước đây hơn 1 tháng nay giảm xuống 15 ngày, cấp đăng ký kinh doanh giảm từ 20 ngày xuống 7 ngày...).

       Năm 2004, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” ở cấp sở, ngành đã tiếp nhận 11.112 hồ sơ, có 10.936 hồ sơ giải quyết xong (đạt 98,4%) còn 176 hồ sơ đang trong thời gian thẩm định. Trong số hồ sơ đã giải quyết có 9.512 hồ sơ giải quyết đúng hẹn (đạt 87%), giải quyết trước hẹn 1.401 hồ sơ đạt (12,8%), số hồ sơ giải quyết chậm so với hạn 23 hồ sơ (chiếm 0,2%). Đối với cấp huyện tiếp nhận 73.729 hồ sơ, đã giải quyết 73.481 hồ sơ, còn 248 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết, 68,432 hồ sơ giải quyết đúng hẹn (đạt 93,1%), 4.965 hồ sơ giải quyết trước hẹn (đạt 6,8%), còn 84 hồ sơ trả không đúng hẹn (chiếm 0,1%).

       Đối với cấp xã: Tháng 6-2004, triển khai làm thí điểm tại phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, đến tháng 11-2004 triển khai thêm ở 4 xã thuộc huyện Lập Thạch, tính đến tháng 4-2005 đã có 6/9 huyện, thị triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” ở 100% xã, phường, thị trấn là các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường và thị xã Vĩnh Yên. Huyện Lập Thạch có 32/36 xã bố trí phòng làm việc riêng, được trang bị đủ bàn ghế, tủ hồ sơ, quạt điện; 18/36 xã được ngăn kính tại các quầy giao dịch của bộ phận “một cửa”. Huyện Bình Xuyên 6/13 xã bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận “một cửa”, 100% xã được trang bị đủ bàn ghế, hồ sơ. Huyện Tam Dương có 5 xã bố trí phòng riêng và 8/13 xã được ngăn kính tại các quầy giao dịch “một cửa”. Huyện Yên Lạc có 8/17 xã, Vĩnh Tường có 11/29 xã bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận “một cửa”, 100% xã được trang bị đủ bàn ghế, tủ hồ sơ. Có 3 huyện, thị đã quan tâm hỗ trợ kinh phí cho cấp xã mua sắm trang thiết bị làm việc phục vụ cho bộ phận “một cửa” như:  Thị xã Vĩnh Yên hỗ trợ 10 triệu đồng/xã, phường, huyện Tam Dương mỗi xã 2 triệu đồng...

       Quý I năm 2005, cấp xã trong tỉnh tiếp nhận 23.319 hồ sơ ở 4 lĩnh vực giao dịch, đã giải quyết 23.242 hồ sơ (đạt 99,7%); đang trong thời gian giải quyết 77 hồ sơ (chiếm 0,3%), trong số hồ sơ đã giải quyết có 259 hồ sơ giải quyết trước hẹn (chiếm 1,1%) giải quyết đúng hẹn 22.970 hồ sơ (đạt 98,8%) còn 13 hồ sơ chậm so với hẹn chiếm 0,1%.

       Thực hiện cơ chế “một cửa” bước đầu khẳng định sự chuyển biến cơ bản về phương thức hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, đó là một bước cải cách để đổi mới, hướng tới một nền hành chính phục vụ theo hướng hiện đại hoá. Thủ tục hành chính và quy trình giải quyết hợp lý, khoa học hơn. Thời gian xử lý công việc được rút ngắn, bảo đảm sự công khai, minh bạch, đặc biệt là về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, phí, lệ phí, được nhân dân, tổ chức đồng tình. Một số đơn vị đã quan tâm đầu tư, bố trí phòng làm việc, tăng cường trang thiết bị, lựa chọn cán bộ có phẩm chất, chuyên môn vững để bố trí vào bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. CB-CC ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như các phòng ban chuyên môn khác đã có sự phối hợp khá tốt trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, qua đó đã nâng cao một bước tinh thần trách nhiệm của CB-CC đối với công việc được giao, hoạt động của bộ máy Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả hơn. Giảm phiền hà và sự tốn kém cho công dân, tổ chức (kể cả về tiền bạc và thời gian) khi đến giao dịch, qua đó góp phần ngăn chặn tiêu cực trong hoạt động của một bộ phận cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.

       Bên cạnh kết quả đạt được việc thực hiện cơ chế “một cửa” còn gặp những vướng mắc như: Một số sở, ngành chưa đăng ký thực hiện cơ chế “một cửa”. Thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành như: Thu hút đầu tư, đền bù đất, giải phóng mặt bằng, cải chính hộ tịch, đăng ký kết hôn với người nước ngoài, chính sách với người có công... còn phức tạp, qua nhiều cơ quan “nhiều cửa”. Hầu hết nơi làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở, ngành, UBND cấp xã còn bất cập như: thiếu phòng làm việc, chưa có máy tính, điện thoại, máy photocopy, bàn ghế, nơi ngồi chờ của công dân và tổ chức. Hiện tại mới có 5 sở, ngành bố trí được phòng làm việc riêng cho bộ phận “một cửa”. Cấp xã: 65/135 xã có phòng làm việc riêng cho bộ phận “một cửa” (đạt 48%) còn lại 70 xã bố trí ghép với văn phòng, phòng tiếp dân, phòng họp của UBND. Một số nơi quy trình, thủ tục hồ sơ, phí, lệ phí chưa được công khai rõ ràng, vì vậy làm cho tổ chức và công dân đến giao dịch còn lúng túng.

Nguyễn Xuân Mai
(Sở Nội Vụ)  

Bui Thi Phuong Nhung